NGUYỆN XIN THIÊN CHÚA BAN MUÔN HỒNG ÂN ĐẾN QUÝ VỊ VÀ ANH CHỊ EM

GIÁO XỨ KẺ VĂN SẼ THƯỜNG XUYÊN CẬP NHẬT NHỮNG THÔNG TIN MỚI NHẤT

VỀ SINH HOẠT CỦA GIÁO XỨ ĐẾN QUÝ VỊ VÀ ANH CHỊ EM GIÁO DÂN THUỘC GIÁO XỨ KẺ VĂN

HIỆN ĐANG SINH SỐNG TẠI GIÁO XỨ,TRÊN MỌI MIỀN ĐẤT NƯỚC CŨNG NHƯ Ở HẢI NGOẠI

Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2012

Quê nhà vào xuân 2012







4 nhận xét:

  1. Giáo đường thật đẹp! mấy năm trước tôi về quê giáo đường đang còn xây dựng dang dỡ, nay hoàn thành thật đẹp lắm! Công sức của cộng đồng và giáo họ thật lớn.Bà nội tôi họ Nguyễn làng Văn Quỷ, tôi người làng Hưng Nhơn xa quê từ tấm bé, tuổi thơ tôi luôn được cha kể về quê hương, về làng của bà nội, thuở bé cha thường chạy sang Văn Quỷ chơi với các anh em con bạn gì rất thân, dường như trong ông Văn Quỷ cũng là quê hương của mình. Văn Quỷ có nhà thờ Kẻ Văn, Hưng Nhơn có Kẽ Vĩnh. Tôi đang truy tìm nguồn gốc từ Kẻ trong tên của 2 giáo họ trên, nếu tiện KẺ VĂN có thể cung cấp thêm tư liệu cho tôi được không? Chân thành cảm ơn!Mời xem một số tư liệu tôi có được trong Blog:
    http://quemequangtrihungnhon.blogspot.com/
    Mong hồi âm.
    Lê Ngọc Quốc.

    Trả lờiXóa
  2. Kính thưa bạn Hưng Nhơn – Cái Vịnh Quê Mình, Tôi đã ghé trăm trang nhà (blog) của bạn. Nhận thấy bạn đã tìm hiểu và nghiên cứu về chữ KẺ có tính lịch sử tương đối đầy đủ.

    Theo tôi, chữ KẺ có nghĩa là một người hoặc một nhóm người, cũng như tư liệu trong blog của bạn vậy:“Có thể hiểu từ kẻ ở đây chỉ một cụm dân cư sống trên một địa bàn cụ thể. Thí dụ, Kẻ Noi = Người (ở làng) Noi; Kẻ Mọc = Người (ở làng) Mọc; Kẻ Bưởi = Người (ở làng) Bưởi... Để đơn giản, người ta hiểu: Kẻ Noi = làng Noi; Kẻ Mọc = làng Mọc; Kẻ Bưởi = làng Bưởi... Như vậy, ở đây kẻ được đồng nhất với làng”(trích trong: http://quemequangtrihungnhon.blogspot.com/)

    Qua tìm hiểu của tôi thì chữ KẺ mặc dù được hiểu theo nghĩa trên, luôn luôn chỉ đứng trước một từ (ví dụ: Kẻ Văn, KẺ Diên, Kẻ Vịnh, Kẻ Bàng… chứ chưa bao giờ gặp là Kẻ Văn Quỹ, KẺ Diên Sanh hay là Kẻ gì gì khác) nhưng khi gọi riêng cho một người một cá nhân thì lại có đứng trước hai từ: Kẻ phản bội, kẻ tả đạo, kẻ vô ơn, kẻ anh hùng... Theo thiển nghĩ của tôi thì chữ KẺ được dùng thông dụng vào thời mà các vị Cố Tây (các linh mục thừa sai) qua Việt Nam truyền đạo và cũng là từ khi có chữ Quốc ngữ. Có thể chữ KẺ được các vị cố Tây dùng để nói các vùng truyền giáo, các Giáo điểm, hoặc thời nhà Nguyễn nhà vua chỉ các vùng có người theo Công giáo, bởi đa phần các nơi được gọi là KẺ đều là các xứ đạo Công Giáo.

    Vài ý thô thiển gởi đến bạn nhằm trao đổi thêm về chữ KẺ.
    Kính chúc bạn an lành.

    Trả lờiXóa
  3. (gia đình là tất cả)
    Chân thành cảm ơn đã quan tâm trả lời!
    Theo một tư liệu tôi được biết xứ kẻ Văn được các cha Dòng Tên truyền giáo từ những năm cuối thế kỷ 17 (Trong các văn bản báo cáo trong giáo hội thường nói " vùng ruộng sâu" ) xin hỏi có đúng không và Giáo họ Kẻ Vĩnh có từ lúc nào ?( theo thiển nghĩ của tôi có thể có trước 1851; trước khi làng Vĩnh Hưng được đổi thành Hưng Nhơn theo sắc lịnh của Vua Tự Đức).
    Mong được hồi âm, cảm ơn!

    Trả lờiXóa
  4. Từ "KẺ" theo tui được biết có lẽ là một phiên âm cổ; chỉ ra một ranh giới xóm làng cổ xưa của đồng bằng trung bộ....Nếu các Bác muốn nghiên cứu kỹ thì tìm đọc cuốn ;THỜI ĐẠI HÙNG VƯƠNG của; Văn Tân,Nguyễn Linh,Lê Văn Lan
    Nguyễn Đổng Chi..[KHXH,Hà nội,1973] đã dành hơn 3 trang nói về chữ "KẺ"
    Hoặc;WWW.bachkhoatrithuc.vn nói thêm từ nguyên của từ "KẺ" .Nếu em cháu có nói sai thì xin các Bác đừng "chưởi" nghe!

    Trả lờiXóa